Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 12/10/2018. Đôi chỗ chúng tôi xin mở ngoặc để giải thích và bố sung thêm một số thông tin liên quan.
Trên ảnh: Phóng tên lửa đẩy “Soyuz-FG” mang tàu vũ rụ “SoyuzMS-10” (Ảnh: Xergey Savostianov /ТАSS) |
Ngày 11/10, khi đưa tàu “Soyuz MS-10” chở phi hành đoàn quốc tế lên trạm quỹ đạo quốc tế (MKS), tên lửa đẩy “Soyuz-FG” đã gặp sự cố. Vâng, đối với tên lửa thì đó chỉ là sự cố.
Nhưng còn đối với ngành vũ trụ Nga- đó là một thảm họa và sẽ còn mất rất nhiều thời gian để dọn dẹp những hậu quả của thảm họa đó.
“Roscosmos” (Cơ quan hàng không vũ trụ Nga) sẽ rất, rất khó rửa sạch sẽ cái chuồng ngựa của Augeas (dẫn chuyện thần thoại Hy Lạp- Augeas nuôi quá nhiều ngựa nên phân của chúng kết thành một lớp dày đặc-ND).
Nhưng đây mới là điều thực sự gây ngạc nhiên. Khi mà tất cả các kênh tin tức đã đưa tin về sự cố với tên lửa đẩy, Roscosmos lại cho cắt ngay phóng sự truyền hình trực tiếp từ sân bay vũ trụ Baikonur, thay vào đó là một đoạn phim hoạt hình.
Người xem có thể thấy trên những màn hình TV có độ phân giải cực tốt và màu sắc tươi tắn những hình ảnh rõ nét sinh động cảnh tầng hai tên lửa sử dụng hết nhiên liệu, tách ra khỏi tên lửa mang, các động cơ tầng ba bắt đầu hoạt động. Tên lửa đẩy mang tàu vũ trụ hướng thẳng về phía MKS (Trạm vũ trụ quốc tế-ND).
Trong khi vào chính những giây phút đó (TV phát clip), tổ lái nói hai thứ tiếng (phi hành gia Nga và phi hành gia Mỹ) chắc chắc đang nguyện cầu Chúa Trời phù hộ để họ tiếp đất an toàn...
Chỉ huy tàu người Nga Aleksey Ovchinhin và nhà du hành vũ trụ người Mỹ Nick Hague đã gặp may. Hệ thống cứu nạn làm việc bình thường. Và vào khoảng 12.20 cả hai đã rời khoang cứu nạn và gửi các tham số tọa độ của mình về Trung tâm điều khiển bay.
Họ tiếp đất cách không xa thành phố Jezkazgan của Kazakhstan không xa. Sau đó cả hai được máy bay lên thẳng đưa về Baikonur, và sau đó nữa- đến thành phố Ngôi Sao ở ngoại ô Matxcova.
Người đứng đầu Roscosmos Dmitri Rogozin trong suốt khoảng thời gian đó luôn bám sát toàn bộ diễn biến vụ việc. Vào đúng 12 h30 Dmitri Olegovich (Rogozin) đã viết trên Twitter của mình: “Tổ lái đã tiếp đất. Tất cả còn sống”. Và sau đó ông đã hân hoan tuyên bố trên màn hình vô tuyến rằng hệ thống cứu nạn khẩn cấp trên tên lửa quả thực là quá tuyệt vời.
Tên lửa đẩy “Soyuz” là tên lửa ít xảy ra sự cố (an toàn) nhất trên thế giới. Nói cho thật chính xác thì không phải tất cả “Soyuz” đều có chỉ số an toàn xuất sắc, mà chỉ những tên lửa (đẩy) được sử dụng cho các chuyến bay có người lái, bởi vì tên lửa này có một số biến thế- cả biến thể tên lửa đẩy sử dụng cho các tàu vận tải,cả tên lửa đẩy để đưa các tàu có người lái lên KMS.
Những phiên bản tên lửa sử dụng cho các chuyến bay có người lái là “Soyuz”, “Soyuz-U” (hiện cả hai đã “nghỉ hưu”), và phiên bản đang được khai thác là “Soyuz-FG”.
Đối với những tên lửa này, có một câu thành ngữ rất hợp với chúng, đó là: “Ngựa già không phá hỏng luống cày”.
Chúng được thiết kế chế tạo tại thành phố Kuibyshev (mang tên nhà lãnh đạo Bolshevich, đổi tên thành Samara từ năm 1991-ND), trong chi nhánh của Phòng thiết kế OKB-1 mang tên X.P. Korolev (nay là Phòng thiết kế trung ương “Progress” từ mẫu của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7, tức tên lửa “cụ tổ” của tất cả kiểu tên lửa ngành vũ trụ và các tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất của chúng ta (Nga) hiện nay.
Lần phóng “Soyuz” đầu tiên được thực hiện năm 1966. Tất cả ba phiên bản tên lửa “Soyuz” như vừa liệt kê ở trên đã được phóng để mang các tàu hàng, tàu vũ trụ có người lái, hàng thương mại tổng cộng 940 lần. Chỉ có 24 lần phóng không thành công, và bây giờ- 25. Nhưng duy nhất chỉ có 2 lần xảy ra với các tàu vũ trụ có người lái.
Sự cố đầu tiên xảy ra ngày 5/4/1975, khi đó tên lửa đẩy “Soyuz” mang tàu vũ trụ “Soyuz-18A” chở các phi công vũ trụ Vasili Lazarev và Oleg Makarov.
Hệ thống thiết bị trên tầng ba ngừng hoạt động và hệ thống tự động kích hoạt thiết bị cứu nạn khẩn cấp.
Sau khi thiết bị cứu nạn tách khỏi tên lửa, các phi hành gia phải chịu lực quá tải đến 20G và tiếp đất không xa làng Gorno-Altaisk. Độ quá tải quá lớn nên hai phi hành gia nói trên đã phải điều trị tại bệnh viện trong một thời gian rất dài.
Hoàn toàn dễ hiểu là trong khi Ủy ban điều tra chưa kết thúc công việc của mình, không thể chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến cự cố. Tuy nhiên các chuyên gia đã đưa ra các giả thiết của mình.
Nhưng dù có thể là nguyên nhân gì đi nữa- cú va đập cơ học hay trục trặc trong hệ thống điều khiển tự động- tất cả đều không được phép xảy ra. Bởi vì tên lửa do Korolev thiết kế này, không phải trong nhiền năm, mà là trong nhiều thập kỷ, có vẻ như đã được hoàn thiện ở mức tuyệt đối. Tất cả các hệ thống và chi tiết, linh kiện đều được các công trình sư tính toán cực kỳ kỹ lưỡng, kể cả trong thiết kế lẫn trong quá trình khai thác.
Vâng, tên lửa đã được hiện đại hóa. Nhưng biến thể mới nhất của “Soyuz-FG” cũng đã 18 “tuổi”, chuyến bay đầu tiên của “Soyuz-FG”được thực hiện năm 2001. Tuy vậy, nó cũng không được hiện đại hóa quá sâu- các kỹ sư đã thay các đầu vòi phun trong các động cơ tầng một và tầng hai của tên lửa và vì thế lực đẩy tăng thêm được 300kg.
Nhưng riêng hệ thống điều khiển vẫn giữ nguyên. Như vậy là tên lửa hiện đại hóa cũng không phải là một cái gì đó quá lạ lẫm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét