Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Nông dân sáng chế máy gieo hạt: Không xin được bản quyền? - DVO

1 năm hoàn thành được 3-5 đề tài sáng chế

Nổi tiếng với những sáng chế máy móc giúp nông dân bớt cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, anh Phạm Văn Hát (35 tuổi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn được mọi người ngưỡng mộ về sự sáng tạo.

Chia sẻ với Đất Việt, ngày 18/9, anh Hát cho biết: "Hiện nay, tôi đã hoàn thiện được rôbốt gieo hạt trong khoảng thời gian 2 năm. 

Rôbốt này được đưa vào sử dụng tại địa phương, bán ra thị trường để phục vụ cho các vườn ươm cây giống cà rốt, su hào, bắp cải và các loại rau khác. Năng suất của rôbốt cao cấp 30-40 lần lao động thủ công, khoảng cách giữa các hạt được điều chỉnh tùy theo từng loại cây giống, tiết kiệm từ 20% đến 30% hạt giống so với phương pháp thủ công, nó vô cùng chính xác.

Đồng thời, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư tới 600.000 đồng một sào. Rôbốt đặt hạt tự động được nhiều nông dân ở Hải Dương, Hà Nội, Lâm Đồng… đến đặt mua. Tới nay đã có gần trăm robot được bán ra".

Bên cạnh đó, chia sẻ về lý do sáng chế ra rô bốt trên, theo anh Hát, chính bản thân anh từng làm trang trại rau an toàn, rồi anh trai đến thời vụ muốn gieo giống cũng không thuê được người.

Nong dan sang che may gieo hat: Khong xin duoc ban quyen?

Máy gieo hạt của anh Phạm Văn Hát

Thêm nữa, năm 2012, một lần tình cờ đi qua vùng trồng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, anh Hát thấy nông dân dùng máy gieo hạt cà rốt kéo tay nhưng hạt gieo không đều, mất nhiều công tỉa cây dư thừa. Anh nảy sinh ý tưởng cần phải chế tạo rô bốt đặt hạt tự động. Nói là làm, anh Hát nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế, cuối cùng đã thành công.

Ngoài ra, anh Hát còn thiết kế, chế tạo máy đặt hạt kéo tay, giúp nông dân không cần đến động cơ hay mô tơ mà vẫn đặt hạt chính xác và đặt được nhiều hàng trên cùng một lượt, có thể áp dụng cho nhiều loại hạt như ngô, đậu tương, hạt củ đậu, hạt đỗ đen, đỗ xanh, nhỏ nhất là hạt rau rền, to nhất là hạt rau muống.

"Đến nay máy gieo hạt này đã bán trên toàn quốc, 63 tỉnh thành phố và 14 nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật bản, Trung Quốc, các nước khu vực ASEAN, toàn chủ trang trại đến tận nơi. Người nước ngoài đến đây đều khen không nghĩ cái máy đơn giản mà lại hiệu quả như vậy, so với năng suất nó đem lại thì giá thành quá rẻ, giá bán hiện nay khoảng 35-40 triệu đồng/máy.

Vừa qua, tôi vừa chế tạo xong máy phun thuốc sâu đặc biệt, thay cho vài chục người, giá thành nếu như ở nước ngoài tầm 400 triệu đồng, thì giá của tôi 65 triệu đồng.

Cứ ai đặt gì tôi cũng làm, tôi đang sáng chế cho tỉnh Lâm Đồng máy trồng khoai lang, trồng bằng cây, trên thế giới chưa có. Tính trung bình, 1 năm tôi cứ phải hoàn thiện 3-5 đề tài sáng chế, có một số đơn vị đến muốn kết hợp nhưng tôi chưa có sự tin tưởng, bị mất lòng tin nhiều, nên tôi rất e dè", anh Hát chia sẻ thêm.

Từ chối sang Mỹ, Israel làm việc vì chí làm giàu

Nhắc lại câu chuyện đi làm bên Israel, ông Hát chia sẻ: "Năm 2010, tôi lỗ gần 3 tỷ đồng do thuê 3 ha trồng rau sạch nhưng thời tiết không thuận, thiếu vốn, không có đầu ra ổn định nên thất bại nặng nề.

Nên tôi quyết định đi xuất khẩu sang Israel, sang đây tôi không phải làm kinh tế mà học cách làm nông nghiệp của họ, khi sang đó tôi thấy nền nông nghiệp của họ dù hiện đại nhưng vẫn dùng thủ công.

Mỗi khu vực phải có ba người cầm cuốc “đuổi theo” cái xe kéo phân, cứ một đoạn lại bổ một nhát hất phân xuống ruộng, chỗ dày chỗ mỏng tùy theo sức của từng người.

Làm được vài hôm mệt, nên tôi đã xin phép ông chủ trang trại được thiết kế một thiết bị rải phân tự động gắn vào sau chiếc máy kéo và cũng đã thành công".

Sau đó, theo ông Hát kể thì hội đồng thẩm định của nhà nước Israel đến tận cánh đồng để thực nghiệm “Máy của Hát” và cấp bằng sáng chế cho ông, đồng thời cấp cho ông chủ một khoản “thù lao sáng tạo” hạng trung lưu và mỗi năm một chuyến du lịch châu u. Về phía chủ trang trại cũng thưởng ngay 5.500 USD, điện thoại và máy tính.

Tuy nhiên, tôi nghĩ làm thuê không có sức làm giàu, nếu giả lương 50 triệu đồng/tháng, cả năm cũng chỉ được 500 triệu đồng, không thể trả nợ, nên tôi về nước. Vừa rồi có tập đoàn máy nông nghiệp bên Mỹ tháng trả 140 triệu đồng, chỉ việc ngồi, nhưng tôi không muốn đi".

Nhà nước thiếu sự quan tâm đến các nhà nông dân sáng chế

Chia sẻ thêm với Đất Việt, theo anh Hát, các có những công ty nước ngoài đến mời anh cộng tác làm việc, nhưng người Việt Nam thì không ai đả động đến.

"Kể cả đi đăng ký bản quyền tác chế những chiếc máy của tôi, dù bao nhiêu nước trên thế giới đã sử dụng, đăng ký bản quyền sáng chế vẫn rất khó khăn ở Việt Nam. Nước ta còn yêu cầu mô hình, bản kê khai, mà chúng tôi nhà sáng chế không được học, thì biết vẽ gì, viết gì?.

Còn bên nước ngoài chỉ cần mang ra chứng minh thay thế bằng bao nhiêu người, hiệu quả thì sẽ được công nhận sáng chế đó là của mình", anh Hát phân tích.

Clip mô tả chi tiết máy gieo hạt của anh Phạm Văn Hát:

Châu An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét