Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Mạnh dạn hủy bỏ dự án đập thủy điện Trung Quốc - DVO

Mới đây, Pakistan đã hủy bỏ dự án  bỏ dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), chỉ vài ngày sau khi Nepal  tuyên bố hủy hợp đồng dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất của mình trị giá 2,5 tỉ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

Việc hủy bỏ hai dự án thủy điện chỉ trong thời gian ngắn nói trên được chuyên gia nông nghiệp GS.TS. Võ Tòng Xuân đánh giá là quyết định rất mạnh dạn của Pakistan và Nepal.

Bai hoc nguy hiem khi hop tac nguon nuoc voi Trung Quoc
Dự án đập nước Diamer-Bhasha giữa Trung Quốc và Pakistan bị hủy bỏ.

Bởi lẽ, quyết định hủy bỏ dự án đập thủy điện do Trung Quốc cho vay đầu tư xây dựng và thi công trước hết đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của 2 quốc gia Nam Á  trước các tai tiếng từ các dự án Trung Quốc thi công.

Các lý do được chủ đầu tư là Pakistan và Nepal đưa ra khi hủy bỏ dự án xây thủy điện với Trung Quốc đề cập tới các vấn đề: hợp đồng có nhiều điểm bất thường, không tính đến các ý kiến góp ý, phía công ty Trung Quốc đưa ra các điều kiện rất khó khăn: điều kiện để cấp vốn dự án không khả thi, đi ngược với lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn nắm quyền sở hữu dự án, chi phí vận hành, bảo trì, đồng thời đề xuất xây thêm các đập thủy điện khác.

Đó là các lý do hết sức hợp lý, có được xem xét kỹ lưỡng, từ việc đặt các vấn đề về an ninh quốc gia, vấn đề môi trường... lên trên các hợp tác kinh tế.

Nhưng quan trọng hơn nữa, đó còn là cách  Pakistan và Nepal kiên quyết trước các lo ngại từ đầu tư xây dựng của Trung Quốc và những bài học đau đớn từ hợp tác nguồn nước với Bắc Kinh ở  các quốc gia láng giềng như Myanmar, Ấn Độ, Sri-Lanka.

"Các bài học trong quá khứ đã cho thấy mối nguy bất tới từ quốc gia láng giềng: Trung Quốc. Các công trình thủy điện không đảm bảo đúng chất lượng cam kết, các công trình bị kéo dài thời gian, tới khi hoàn tất thì không mang lại hiệu quả kinh tế thực chất. Sau đó, vì thiếu hiệu quả kinh tế, khoản nợ kéo dài và từ đó, quốc gia đó buộc phải trao quyền sở hữu, điều hành dự án, công trình đó cho phía Trung Quốc" - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng, một khi các thỏa thuận hợp tác xuyên quốc gia được ký kết từ phía Trung Quốc, nó không hẳn là chỉ mang ý nghĩa kinh tế. Giới chuyên gia đã nói nhiều tới việc Trung Quốc sử dụng nguồn nước thiên nhiên như một lá bài chiến thuật. Do vậy, một khi đã chấp nhận từ bỏ hợp tác với Trung Quốc, ắt hẳn quốc gia đó phải có sự thay đổi trong định hướng về ngoại giao, các nguồn đầu tư khác thay thế nguồn đầu tư hấp dẫn từ Trung Quốc.

Chuỗi ngọc trên sông Mekong sẽ bị lấy đi?

Liên hệ với tình hình các đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng "mọc" lên như chuỗi ngọc trên sông Mekong, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, quyết định hủy bỏ hợp tác dự án thủy điện với nhà thầu Trung Quốc của Pakistan và Nepal sẽ gây tiếng vang lớn cho các quốc gia tại lưu vực sông Mekong.

"Tính toán kinh tế và chính trị đối với hợp tác từ nước láng giềng Trung Quốc là một bài toán cực kỳ khó. Tuy nhiên, khi Pakistan bỏ dự án đập Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) nhưng vẫn cho biết sẽ đầu tư xây dựng đập, còn Nepal thì hủy bỏ dự án này, thì đây sẽ là tiếng vang đối với các quốc gia có chung dòng sông với Trung Quốc lắng nghe và xem xét" - vị chuyên gia nói.

Theo ông Xuân, trong tương lai, có thể các quốc gia trên lưu vực sông Mekong sẽ đặt vấn đề hợp tác nguồn nước với Trung Quốc ở mức cao hơn. Nhưng, để có thể đi đến quyết định mạnh dạn như Pakistan hay Nepal thì vẫn ở tương lai xa.

Theo vị chuyên gia, nguồn vốn từ Trung Quốc hiện nay vẫn là một điều khoản hấp dẫn các quốc gia láng giềng, đặc biệt, một khi phụ thuộc vào thượng lưu con sông thì hợp tác với Bắc Kinh là điều khó có thể từ chối.

`Tuy nhiên, với những uy tín bị ảnh hưởng lớn thời gian qua của các dự án được nhà thầu Trung Quốc thi công, những bài học về hậu quả khi hợp tác nguồn nước Trung Quốc thì trong tương lai, có thể sẽ là khá xa, những dự án thủy điện với các điều kiện có thể ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia chắc chắn sẽ bị hủy bỏ. Điều này sẽ không chỉ xảy ra ở Pakistan, Nepal, lưu vực sông Mekong mà còn xảy ra ở những quốc gia lựa chọn việc hợp tác nguồn nước với Trung Quốc` - vị chuyên gia tin tưởng.

Cúc Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét