Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Nhà máy Lee&Man chạy thử gây ô nhiễm: Can đảm từ chối? - DVO

Trao đổi với Báo Đất Việt xung quanh câu chuyện nước, khí thải và mùi hôi của nhà máy giấy Lee&Man (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang), ông Trần Phong - Cục trưởng Cục Môi trường Miền Nam (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, trong các lần nhà máy giấy chạy thử, bộ phận giám sát đều nắm được thông tin và kiểm soát.

"Chúng tôi cũng đã nắm rõ về thông tin nhân dân quanh nhà máy giấy phản ánh về việc ô nhiễm, khói bụi, mùi hôi và vẫn đang tiến hành việc giám sát nhà máy thường xuyên" - ông Phong cho biết.

Ông Phong thông tin, việc nhà máy vận hành thử đương nhiên vẫn được tổ giám sát của tỉnh Hậu Giang theo dõi thường xuyên và nắm rõ kế hoạch chạy vận hành này.

Nha may Lee&Man chay thu gay o nhiem: Can dam tu choi?
Ông Chung Wai Fu bốc một nắm đất, chứng minh không còn mùi hôi tại bãi bã giấy của nhà máy - Ảnh: Tuổi trẻ

Được biết, theo báo Tin Tức, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND thị trấn Mái Dầm thông tin, mùi hôi được phát ra từ nhà máy giấy Lee&Man những ngày vừa qua là do tấm bạt chắn bể chứa bùn bị tốc ra.

Ông Tùng cũng cam kết sẽ hoàn thành việc khắc phục này vào ngày 15/9.

Trả lời Tuổi trẻ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam Chung Wai Fu cho rằng, mùi hôi nắng gắt lại không che chắn kỹ bãi bã giấy nên có mùi bay ra, mùi này không hề có độc hại.

Ông Chung Wai Fu cũng cho rằng, trong vòng 6 tháng qua công ty đã tiếp 40 nhóm kiểm tra và được đánh giá tốt về công tác bảo vệ môi trường. Công ty này hiện có công nghệ sản xuất giấy tốt nhất ngành giấy Việt Nam. Công ty cũng có khu ký túc xác và trường học cho nhân viên và con em nên việc sống cạnh nhà máy là không có vấn đề gì.

Ông Chung Wai Fu cũng cho biết đã "hoàn tất và hiệu chỉnh hệ thống xử lý nước thải, trạm quan trắc môi trường tự động được kết nối trực tuyến và chưa ghi nhận điều gì bất thường trong thời gian qua".

"Công ty đang làm thủ tục cần thiết để Bộ Tài nguyên - môi trường xác nhận công trình bảo vệ môi trường và đưa vào vận hành chính thức, song nhà máy hiện hoạt động bình thường" - Giám đốc Công ty cho biết.

Dân kêu, nhà máy chối, có làm hay bỏ?

Chia sẻ với Đất Việt, PGS-TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng, Tổ giám sát của Tỉnh Hậu Giang hoặc của Bộ Tài nguyên - Môi trường phải chịu trách nhiệm ghi nhận các ý kiến của nhân dân và theo sát quá trình vận hành của doanh nghiệp và đảm bảo việc vận hành diễn ra đúng cam kết.

Ông Lê Anh Tuấn cho rằng, nếu công nghệ ban đầu của Lee&Man đã là công nghệ cũ, thì dù có yêu cầu họ thay đổi, cải tiến phần xử lý chất thảu cũng chưa chắc đã kiểm soát được hoàn toàn chất thải của nhà máy này.

Ông Tuấn cho rằng, không thể khẳng định chắc chắn, việc làm công nghiệp là phải chấp nhận ô nhiễm. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp đã được quy định rõ trong các văn bản luật, dưới luật, thì doanh nghiệp phải thực hiện và cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng đã có các chế tài phạt, vi phạm một lần, bao nhiêu lần phải đóng cửa.

Trong chuyện này, cơ quan chức năng phải nghiêm túc giám sát và nghiêm khắc để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

Nha may Lee&Man chay thu gay o nhiem: Can dam tu choi?
Người dân đi qua một phần nhà máy giấy Lee&Man được xây sát kè sông. Ảnh: Tuổi trẻ

Cùng quan điểm này, TS Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ) cho biết, việc chất thải nhà máy giấy tác động đến người dân quanh vùng là chuyện không chỉ bây giờ mới kể.

Tuy nhiên, để biết được doanh nghiệp có giới hạn tới đâu trong việc xả thải ra môi trường và những lo ngại của người dân trong khu vực có thực sự đáng lo hay không, cần phải có sự tham gia của bên tham vấn là các chuyên gia nắm rõ được khu vực đó.

Tuy nhiên, thực tế, giới chuyên gia am hiểu với vai trò là người tham vấn lại ít có tiếng nói thực sự.

"Trước khi Lee&Man xây nhà máy tại Hậu Giang, họ đã đặt vấn đề với Cần Thơ. Tuy nhiên, khi UBND tỉnh Cần Thơ có ý kiến mời chuyên gia tham vấn, chúng tôi đã có ý kiến không nên đặt nhà máy giấy tại Cần Thơ và ý kiến lên tới Bộ Tài nguyên- Môi trường là không đặt nhà máy tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ tỉnh Cần Thơ lắng nghe và từ chối dự án" - ông Ni cho hay.

Theo TS. Ni, cho tới nay, việc để tồn tại nhà máy giấy ở Hậu Giang có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, tuy nhiên, nếu giới khoa học tham vấn không được lắng nghe, cơ quan chức năng sẽ phải rất vất vả trong việc đảm bảo hài hòa môi trường đầu tư của doanh nghiệp và cuộc sống của nhân dân.

Cúc Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét