Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Mạnh dạn hủy bỏ dự án đập thủy điện Trung Quốc - DVO

Mới đây, Pakistan đã hủy bỏ dự án  bỏ dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), chỉ vài ngày sau khi Nepal  tuyên bố hủy hợp đồng dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất của mình trị giá 2,5 tỉ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

Việc hủy bỏ hai dự án thủy điện chỉ trong thời gian ngắn nói trên được chuyên gia nông nghiệp GS.TS. Võ Tòng Xuân đánh giá là quyết định rất mạnh dạn của Pakistan và Nepal.

Bai hoc nguy hiem khi hop tac nguon nuoc voi Trung Quoc
Dự án đập nước Diamer-Bhasha giữa Trung Quốc và Pakistan bị hủy bỏ.

Bởi lẽ, quyết định hủy bỏ dự án đập thủy điện do Trung Quốc cho vay đầu tư xây dựng và thi công trước hết đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của 2 quốc gia Nam Á  trước các tai tiếng từ các dự án Trung Quốc thi công.

Các lý do được chủ đầu tư là Pakistan và Nepal đưa ra khi hủy bỏ dự án xây thủy điện với Trung Quốc đề cập tới các vấn đề: hợp đồng có nhiều điểm bất thường, không tính đến các ý kiến góp ý, phía công ty Trung Quốc đưa ra các điều kiện rất khó khăn: điều kiện để cấp vốn dự án không khả thi, đi ngược với lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn nắm quyền sở hữu dự án, chi phí vận hành, bảo trì, đồng thời đề xuất xây thêm các đập thủy điện khác.

Đó là các lý do hết sức hợp lý, có được xem xét kỹ lưỡng, từ việc đặt các vấn đề về an ninh quốc gia, vấn đề môi trường... lên trên các hợp tác kinh tế.

Nhưng quan trọng hơn nữa, đó còn là cách  Pakistan và Nepal kiên quyết trước các lo ngại từ đầu tư xây dựng của Trung Quốc và những bài học đau đớn từ hợp tác nguồn nước với Bắc Kinh ở  các quốc gia láng giềng như Myanmar, Ấn Độ, Sri-Lanka.

"Các bài học trong quá khứ đã cho thấy mối nguy bất tới từ quốc gia láng giềng: Trung Quốc. Các công trình thủy điện không đảm bảo đúng chất lượng cam kết, các công trình bị kéo dài thời gian, tới khi hoàn tất thì không mang lại hiệu quả kinh tế thực chất. Sau đó, vì thiếu hiệu quả kinh tế, khoản nợ kéo dài và từ đó, quốc gia đó buộc phải trao quyền sở hữu, điều hành dự án, công trình đó cho phía Trung Quốc" - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng, một khi các thỏa thuận hợp tác xuyên quốc gia được ký kết từ phía Trung Quốc, nó không hẳn là chỉ mang ý nghĩa kinh tế. Giới chuyên gia đã nói nhiều tới việc Trung Quốc sử dụng nguồn nước thiên nhiên như một lá bài chiến thuật. Do vậy, một khi đã chấp nhận từ bỏ hợp tác với Trung Quốc, ắt hẳn quốc gia đó phải có sự thay đổi trong định hướng về ngoại giao, các nguồn đầu tư khác thay thế nguồn đầu tư hấp dẫn từ Trung Quốc.

Chuỗi ngọc trên sông Mekong sẽ bị lấy đi?

Liên hệ với tình hình các đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng "mọc" lên như chuỗi ngọc trên sông Mekong, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, quyết định hủy bỏ hợp tác dự án thủy điện với nhà thầu Trung Quốc của Pakistan và Nepal sẽ gây tiếng vang lớn cho các quốc gia tại lưu vực sông Mekong.

"Tính toán kinh tế và chính trị đối với hợp tác từ nước láng giềng Trung Quốc là một bài toán cực kỳ khó. Tuy nhiên, khi Pakistan bỏ dự án đập Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) nhưng vẫn cho biết sẽ đầu tư xây dựng đập, còn Nepal thì hủy bỏ dự án này, thì đây sẽ là tiếng vang đối với các quốc gia có chung dòng sông với Trung Quốc lắng nghe và xem xét" - vị chuyên gia nói.

Theo ông Xuân, trong tương lai, có thể các quốc gia trên lưu vực sông Mekong sẽ đặt vấn đề hợp tác nguồn nước với Trung Quốc ở mức cao hơn. Nhưng, để có thể đi đến quyết định mạnh dạn như Pakistan hay Nepal thì vẫn ở tương lai xa.

Theo vị chuyên gia, nguồn vốn từ Trung Quốc hiện nay vẫn là một điều khoản hấp dẫn các quốc gia láng giềng, đặc biệt, một khi phụ thuộc vào thượng lưu con sông thì hợp tác với Bắc Kinh là điều khó có thể từ chối.

`Tuy nhiên, với những uy tín bị ảnh hưởng lớn thời gian qua của các dự án được nhà thầu Trung Quốc thi công, những bài học về hậu quả khi hợp tác nguồn nước Trung Quốc thì trong tương lai, có thể sẽ là khá xa, những dự án thủy điện với các điều kiện có thể ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia chắc chắn sẽ bị hủy bỏ. Điều này sẽ không chỉ xảy ra ở Pakistan, Nepal, lưu vực sông Mekong mà còn xảy ra ở những quốc gia lựa chọn việc hợp tác nguồn nước với Trung Quốc` - vị chuyên gia tin tưởng.

Cúc Phương

Nhà máy Lee&Man chạy thử gây ô nhiễm: Can đảm từ chối? - DVO

Trao đổi với Báo Đất Việt xung quanh câu chuyện nước, khí thải và mùi hôi của nhà máy giấy Lee&Man (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang), ông Trần Phong - Cục trưởng Cục Môi trường Miền Nam (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, trong các lần nhà máy giấy chạy thử, bộ phận giám sát đều nắm được thông tin và kiểm soát.

"Chúng tôi cũng đã nắm rõ về thông tin nhân dân quanh nhà máy giấy phản ánh về việc ô nhiễm, khói bụi, mùi hôi và vẫn đang tiến hành việc giám sát nhà máy thường xuyên" - ông Phong cho biết.

Ông Phong thông tin, việc nhà máy vận hành thử đương nhiên vẫn được tổ giám sát của tỉnh Hậu Giang theo dõi thường xuyên và nắm rõ kế hoạch chạy vận hành này.

Nha may Lee&Man chay thu gay o nhiem: Can dam tu choi?
Ông Chung Wai Fu bốc một nắm đất, chứng minh không còn mùi hôi tại bãi bã giấy của nhà máy - Ảnh: Tuổi trẻ

Được biết, theo báo Tin Tức, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND thị trấn Mái Dầm thông tin, mùi hôi được phát ra từ nhà máy giấy Lee&Man những ngày vừa qua là do tấm bạt chắn bể chứa bùn bị tốc ra.

Ông Tùng cũng cam kết sẽ hoàn thành việc khắc phục này vào ngày 15/9.

Trả lời Tuổi trẻ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam Chung Wai Fu cho rằng, mùi hôi nắng gắt lại không che chắn kỹ bãi bã giấy nên có mùi bay ra, mùi này không hề có độc hại.

Ông Chung Wai Fu cũng cho rằng, trong vòng 6 tháng qua công ty đã tiếp 40 nhóm kiểm tra và được đánh giá tốt về công tác bảo vệ môi trường. Công ty này hiện có công nghệ sản xuất giấy tốt nhất ngành giấy Việt Nam. Công ty cũng có khu ký túc xác và trường học cho nhân viên và con em nên việc sống cạnh nhà máy là không có vấn đề gì.

Ông Chung Wai Fu cũng cho biết đã "hoàn tất và hiệu chỉnh hệ thống xử lý nước thải, trạm quan trắc môi trường tự động được kết nối trực tuyến và chưa ghi nhận điều gì bất thường trong thời gian qua".

"Công ty đang làm thủ tục cần thiết để Bộ Tài nguyên - môi trường xác nhận công trình bảo vệ môi trường và đưa vào vận hành chính thức, song nhà máy hiện hoạt động bình thường" - Giám đốc Công ty cho biết.

Dân kêu, nhà máy chối, có làm hay bỏ?

Chia sẻ với Đất Việt, PGS-TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng, Tổ giám sát của Tỉnh Hậu Giang hoặc của Bộ Tài nguyên - Môi trường phải chịu trách nhiệm ghi nhận các ý kiến của nhân dân và theo sát quá trình vận hành của doanh nghiệp và đảm bảo việc vận hành diễn ra đúng cam kết.

Ông Lê Anh Tuấn cho rằng, nếu công nghệ ban đầu của Lee&Man đã là công nghệ cũ, thì dù có yêu cầu họ thay đổi, cải tiến phần xử lý chất thảu cũng chưa chắc đã kiểm soát được hoàn toàn chất thải của nhà máy này.

Ông Tuấn cho rằng, không thể khẳng định chắc chắn, việc làm công nghiệp là phải chấp nhận ô nhiễm. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp đã được quy định rõ trong các văn bản luật, dưới luật, thì doanh nghiệp phải thực hiện và cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng đã có các chế tài phạt, vi phạm một lần, bao nhiêu lần phải đóng cửa.

Trong chuyện này, cơ quan chức năng phải nghiêm túc giám sát và nghiêm khắc để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

Nha may Lee&Man chay thu gay o nhiem: Can dam tu choi?
Người dân đi qua một phần nhà máy giấy Lee&Man được xây sát kè sông. Ảnh: Tuổi trẻ

Cùng quan điểm này, TS Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ) cho biết, việc chất thải nhà máy giấy tác động đến người dân quanh vùng là chuyện không chỉ bây giờ mới kể.

Tuy nhiên, để biết được doanh nghiệp có giới hạn tới đâu trong việc xả thải ra môi trường và những lo ngại của người dân trong khu vực có thực sự đáng lo hay không, cần phải có sự tham gia của bên tham vấn là các chuyên gia nắm rõ được khu vực đó.

Tuy nhiên, thực tế, giới chuyên gia am hiểu với vai trò là người tham vấn lại ít có tiếng nói thực sự.

"Trước khi Lee&Man xây nhà máy tại Hậu Giang, họ đã đặt vấn đề với Cần Thơ. Tuy nhiên, khi UBND tỉnh Cần Thơ có ý kiến mời chuyên gia tham vấn, chúng tôi đã có ý kiến không nên đặt nhà máy giấy tại Cần Thơ và ý kiến lên tới Bộ Tài nguyên- Môi trường là không đặt nhà máy tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ tỉnh Cần Thơ lắng nghe và từ chối dự án" - ông Ni cho hay.

Theo TS. Ni, cho tới nay, việc để tồn tại nhà máy giấy ở Hậu Giang có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, tuy nhiên, nếu giới khoa học tham vấn không được lắng nghe, cơ quan chức năng sẽ phải rất vất vả trong việc đảm bảo hài hòa môi trường đầu tư của doanh nghiệp và cuộc sống của nhân dân.

Cúc Phương

Giải vây ĐBSCL khỏi nhiệt điện than: Xem lại quy hoạch - DVO

Nên mạnh dạn điều chỉnh quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một trong những giải pháp được Chính phủ đưa ra để phát triển bền vững ĐBSCL đó là phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên; phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển.

Trao đổi với Đất Việt, ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) rất hoan nghênh nghị quyết này của Chính phủ và nhắc lại phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Diên Hồng tổ chức ở ĐBSCL hồi tháng 9/2017 về việc hạn chế tối đa nhiệt điện than, nhất là một số công nghệ lạc hậu.

Thủ tướng cũng cho rằng cần phải hạn chế nhiệt điện đốt than ở ĐBSCL vì nó sẽ "ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của địa phương”.

Với sự ra đời của Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL, ông Trần Đình Sính cho rằng, cần phải xem xét lại quy hoạch các nhà máy điện tại ĐBSCL.

Giai vay DBSCL khoi nhiet dien than: De khong tu sa bay?
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TBKTSG

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, từ nay đến năm 2030, khu vực ĐBSCL có đến 14 nhà máy nhiệt điện than với công suất 18.268 MW. Trong đó, tỉnh Trà Vinh có 4, Bạc Liêu 1, Hậu Giang 2, Long An 2, Sóc Trăng 3 và Tiền Giang 2 nhà máy.

"Ngay cả khi sử dụng công nghệ mới nhất, các nhà máy này sẽ vẫn phát thải một lượng lớn các chất gây ô nhiễm không khí độc hại, cácbon và tro xỉ.

Hơn nữa, theo phân tích của GreenID, nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than nêu trên được vận hành tại ĐBSCL, mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 70 triệu m3 nước nóng lên tới gần 40 độ C.

Đây sẽ là rủi ro rất lớn đối với hệ sinh thái dưới nước và nguồn lợi thủy sản của vùng này. Khi chúng tôi đi khảo sát một số nhà máy nhiệt điện thì thấy nhiều ngư dân đã phải bỏ nghề, hoặc nếu muốn đánh bắt cá thì phải ra xa", ông Sính cảnh báo.

Cũng theo Phó Giám đốc của GreenID, nếu tính đúng, tính đủ, kể cả tính đến thiệt hại cho xã hội do môi trường và phí các bon thì giá nhiệt điện than sẽ lên tối đa khoảng 11 cent/kWh. Tuy nhiên, trước nay, nhiệt điện than lại không tính vào dù biết rõ điều đó.

"Chúng tôi có nghiên cứu và thấy rằng từ Quy hoạch Điện VII đến Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đều không tính các yếu tố trên vào nên giá điện than rẻ một cách không hợp lý.

Nếu tính vào thì năng lượng tái tạo cùng thế mạnh của nó sẽ có cơ hội cạnh tranh. Lý do tại sao không tính thì chúng tôi không rõ vì Viện Năng lượng là người trực tiếp làm vấn đề này và Bộ Công thương thẩm định", ông Trần Đình Sính băn khoăn.

Một lý do khác khiến vị chuyên gia cho rằng cần thiết phải xem lại quy hoạch các nhà máy nhiệt điện khu vực ĐBSCL là, theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đến năm 2030 lượng than Việt Nam phải nhập khẩu là trên 80 triệu tấn. Điều này đặt ra vấn đề về an ninh năng lượng.

Ông Trần Đình Sính nhắc lại sự việc năm 2015, những trận mưa lớn khiến nhiều mỏ than ở Quảng Ninh bị sạt, trượt, phải dừng hoạt động. Một số nhà máy sử dụng than Quảng Ninh gặp khó khăn. Chẳng hạn, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ dự trữ than 4,5 ngày.

"Nếu mai này Việt Nam phải nhập khẩu than với khối lượng lớn, làm sao đảm bảo nguồn cung của các nước ổn định? Chưa kể, khi vận chuyển mấy nghìn cây số về Việt Nam, tàu thuyền vận chuyển ra sao?

Có tính đến chuyện có thể xảy ra xung đột quân sự, cướp biển... không? Tiền đâu để nhập? Kế hoạch nhập thế nào?

Nhập thì phải làm cảng nhưng chúng tôi xem quy hoạch cảng chưa thấy động tĩnh gì. Tựu chung lại, từ đường sá, phương tiện vận chuyển cả đường thủy vẫn đường bộ đều chưa thấy gì nên chuyện ấy hơi xa vời", ông Sính cho biết.

Từ đây, vị chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn điều chỉnh quy hoạch điện của ĐBSCL và tuân theo nguyên tắc, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch điện nói riêng của ĐBSCL phải nằm trong quy hoạch tổng thể của vùng.

"Một số nhà máy đã vận hành, xây dựng thì phải chịu. Còn việc mới các nhà máy nhiệt điện than thì cái giá phải trả rất lớn. Chúng ta có thể tránh được điều này bằng cách dừng ngay việc xây dựng các nhà máy điện than mới.

Việt Nam đang có cơ hội lớn để không phụ thuộc vào than nhập khẩu và phát triển hệ thống năng lượng tái tạo hiện đại mà không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất nông nghiệp", ông Trần Đình Sính nhấn mạnh.

Phát triển điện gió, điện mặt trời

Bàn về nguồn năng lượng thay thế cho nhiệt điện than, vị Phó Giám đốc GreenID nhận xét, điện mặt trời và điện gió là khả thi nhất.

Cụ thể, nếu thay thế bằng nhiệt điện khí thì điểm lợi là nhiệt điện khí chỉ phát thải CO2 và mức độ phát thải chỉ bằng một nửa nhiệt điện than, không phát thải bụi nên có thể làm được.

Tuy nhiên, nếu làm thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí. Việt Nam có mỏ khí Cá Voi Xanh, dự kiến từ nay đến năm 2025 khai thác trên 10 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm xung quanh mỏ khí này, do đó, nếu phát triển nhiệt điện khí chắc chắn Việt Nam phải nhập khẩu. 

Trong khi đó, tiềm năng về gió, mặt trời của vùng ĐBSCL rất lớn. Nếu xây dựng một nhà máy nhiệt điện than thì phải 30-40 năm nữa mới đóng cửa được, nếu đóng cửa trước thì phải đền bù cho nhà đầu tư, trong khi lại gây ô nhiễm. Còn điện mặt trời cứ 4-5 năm thì giá lại giảm một nửa.

Chính vì thế, ông Trần Đình Sính cho rằng, Việt Nam cần tập trung cho kế hoạch phát triển năng lượng sạch cho ĐBSCL, phù hợp với kế hoạch tổng thể mới về môi trường, kinh tế và xã hội của khu vực này.

Thành Luân

NASA phát sóng tàu vũ trụ Cassini tự hủy trên Sao Thổ - DVO

NASA truyền hình trực tiếp cảnh tàu Cassini tự kết liễu

Vào lúc 17h32 ngày 15/9 (giờ Việt Nam), tàu không gian Cassini của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ bốc cháy tan tành trên Sao Thổ.

Tín hiệu cuối cùng khi tàu vỡ tung sẽ được truyền tới Trái Đất vào lúc 19h56 cùng ngày.

NASA thông báo sẽ cho phát sóng trực tiếp cảnh tàu Cassini tự hủy trên kênh Ustream (http://www.ustream.tv/channel/6540154) của NASA và trên trên YouTube (https://www.youtube.com/watch?v=wwMDvPCGeE0).

Video mô phỏng trước "cái chết" của tàu Cassini:

Sứ mệnh của tàu vũ trụ Cassini

Cassini là tàu không gian không người lái có trị giá 3.2 tỉ USD, kích thước tương đương với chiếc xe buýt đưa đón học sinh. Tàu được đặt tên theo nhà thiên văn học Giovanni Cassini - người đã khám phá ra 4 Mặt Trăng của Sao Thổ và một khoảng trống trong các vành đai của hành tinh này.

Nó được phóng lên không gian vào năm 1997, mang theo sứ mệnh tiếp cận và khám phá Sao Thổ, giúp cách mạng hóa sự hiểu biết của con người về hành tinh thứ 6 trong hệ Mặt Trời này.

Cùng đồng hành với Cassini là tàu vũ trụ Huygens (do Cơ quan Vũ trụ châu u -ESA chế tạo) được đặt tên theo nhà khoa học người Hà Lan Christiaan Huygens - người đã khám phá ra Mặt Trăng Titan.

Phải mất tới 7 năm du hành trong vũ trụ, tàu Cassini mới đến được tới quỹ đạo Thổ tinh (tức tháng 7/2004) để bắt đầu các nhiệm vụ của mình.

Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Tàu vũ trụ Cassini
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Tàu Cassini và sứ mệnh khám phá Sao Thổ

Khi đến được quỹ đạo Sao Thổ, tàu Cassini và tàu Huygens tách nhau ra làm các nhiệm vụ riêng. Trong đó, Cassini phải một mình khảo sát sự hình thành và hoạt động của vành đai Thổ tinh.

Trong suốt 13 năm qua, Cassini đã bay vòng quanh Sao Thổ 22 vòng. Giờ đây, tàu vũ trụ này đang thực hiện vòng bay cuối cùng trước khi tự sát. "Án tử" của Cassini cũng là nhiệm vụ cuối cùng của con tàu này là đâm thẳng vào Thổ tinh và bị bốc cháy giống như một sao băng nhân tạo.

Lý do Cassini phải tự kết liễu như vậy, dù con tàu này được đánh giá là hoàn thành xuất sắc sứ mệnh, là vì nó đã mất quá nhiều năng lượng để nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh xung quanh.

Các nhà khoa học buộc phải kết án tử cho tàu Cassini. Và phải mất hơn một thập kỷ nữa thì con người mới lại có thể nhìn thấy Thổ tinh qua những bức ảnh chụp của một tàu thăm dò khác.

Các nhà khoa học gắn bó với hành trình thực hiện sứ mệnh của tàu Cassini đã bật khóc trước giờ con tàu thăm dò này chấm dứt sứ mạng của mình.

Lịch trình thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của tàu Cassini

Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Tổng quan về tàu vũ trụ Cassini đang tiếp cận sao Thổ
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Lịch trình thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của tàu Cassini

Tàu Cassini thực hiện vĩnh biệt Titan vào ngày 12/9. Để thực hiện cuộc bổ nhào xuống Sao Thổ, con tàu này phải tiếp cận và dùng lực kéo của Mặt Trăng Titan. Trong lúc này, Cassini truyền về Trái Đất những dữ liệu quý báu cuối cùng về Mặt Trăng này.

Chiều ngày 15/9, Cassini di chuyển vào vị trí nhằm thu thập được dữ liệu khí quyển của Sao Thổ trong khi lao xuống, gửi dữ liệu này về Trái Đất.

Đến khoảng 17h30 ngày 15/9, Cassini thực hiện tiến vào khí quyển Sao Thổ. Lúc này, ăngten của Cassini sẽ chuyển hướng khỏi Trái Đất và ngắt tín hiệu. Ngay sau đó, con tàu sẽ thiêu đốt hoàn toàn do áp suất và nhiệt độ cao của khí quyển Thổ tinh, kết thúc sứ mệnh và hành trình hàng tỉ km.

Những hình ảnh cuối cùng trong sứ mệnh của tàu Cassini

Tàu Cassini đang gửi những hình ảnh cuối cùng về Sao Thổ trước khi chết. Đây là nhiệm vụ cuối cùng trong sứ mệnh của tàu Cassini, đã cho các nhà khoa học có cái nhìn cận cảnh chưa từng có về hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời này.

Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Hình ảnh chụp cận cảnh bề mặt Mặt Trăng Titan
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Hình ảnh Mặt Trăng Titan - Mặt Trăng lớn nhất của Sao Thổ, nơi có hồ hydrocarbon lỏng và khí quyển dày gấp đôi Trái Đất - do tàu Cassini chụp lần cuối cùng khi tiếp cận nó.
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Hình ảnh cận cảnh Sao Thổ cùng các vành đai của Sao Thổ được tàu Cassini chụp trước khi chết
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Đây là những hình ảnh cận cảnh chưa từng có về Sao Thổ
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Tau vu tru Cassini nhan lenh lao vao Sao Tho tu sat
Vũ Nguyên

NASA tham vọng `cứu thế giới` khỏi thảm họa Yellowstone - DVO

Các nhà khoa học của NASA vừa qua đã lên một dự án nhằm ngăn ngừa thảm họa có tính chất đe dọa sự sống loài người - sự phun trào của siêu núi lửa yellowstone.

Brian Wilcox của Phòng thí nghiệm Phản lực của NASA (NASA’s Jet Propulsion Lab) giải thích với BBC rằng Cơ quan Vũ Trụ Mỹ (US Space Agency) lên kế hoạch "khoan đến 10km xuống núi lửa và bơm nước xuống với áp lực lớn", như thế có thể giảm nhiệt núi lửa và ngăn chặn nguy cơ phun trào.

Ông Wilcox còn ước tính kinh phí cho dự án này là 3.46 tỷ USD, một con số khổng lồ, tuy nhiên nó cũng có thể mang lại các cơ hội đầu tư thú vị.

Theo ông Wilcox, vì bản thân núi lửa "hiện nay đang tỏa ra 6GW nhiệt", có thể chuyển hóa thành những nhà máy địa nhiệt có sức tạo ra điện năng với giá cực kì cạnh tranh là vào khoảng 0.10 USD/kWh

"Nếu liên kết với các công ty địa nhiệt, họ sẽ có động lực để đào sâu hơn và sử dụng nước nóng hơn bình thường, và dự án cũng nhận được vốn đầu tư ban đầu. Năng lượng từ Yellowstone dự kiến đủ cung cấp điện năng cho cả vùng lân cận trong hàng nghìn năm. Và lợi ích lâu dài là chúng ta sẽ ngăn chặn được một vụ phun trào núi lửa có khả năng làm nhân loại tuyệt chủng" - ông giải thích.

NASA tham vong `cuu the gioi` khoi tham hoa Yellowstone
Miệng siêu núi lửa Yellowstone. Ảnh: Wikipedia.

Tuy nhiên, dự án này cũng có những nguy cơ, đặc biệt trong quá trình khoan sâu vào lòng núi lửa. "Chỉ sơ sót từ chủ quan hay thiếu tính toán hoặc dự trù dự án cũng có thể dẫn đến sự phun trào mà các nhà khoa học đang cố phòng tránh" - Brian Wilcox cho biết.

Theo BBC ước tính, một vụ phun trào siêu núi lửa có thể gây ra một kỷ băng hà kéo dài nhiều năm, kết quả là mùa màng thất thu khiến nhân loại đứng trên bờ vực đói nghèo vì dự trữ lương thực trên toàn thế giới theo ước tính năm 2012 của Liên Hợp Quốc thì chỉ đủ dùng trong 74 ngày.

Siêu núi lửa Yellowstone nằm dưới công viên quốc gia cùng tên thuộc các bang Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ. Các nhà nghiên cứu địa chất khẳng định, lượng mắc-ma khổng lồ trong lòng núi lửa đủ khả năng xóa sổ nước Mỹ, đồng thời đẩy nhân loại vào tình thế khốn cùng.

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học làm việc tại Đại học Utah, túi mắc-ma của Yellowstone dài 88 km, rộng 48 km và sâu 14,4 km. Nó lớn gấp 2,5 lần các con số mà giới khoa học ước tính trước đây. Nếu siêu núi lửa đột ngột tỉnh giấc, nó sẽ làm biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của loài người trên trái đất.

Các nhà khoa học cho biết, Yellowstone hoạt động theo chu kỳ 800.000 năm/lần. Nó từng phun trào cách đây 2,1 triệu năm, 1,3 triệu năm và 640.000 năm trước. Trong lần phun trào gần nhất, Yellowstone tạo ra đám mây bụi dày đặc, bao phủ toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, làm biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đình Phong

Cách làm chocolate truffle vị trà xanh

Thời gian thực hiện15 phútThời gian chuẩn bị:5 phútThời gian nấu:10 phút

Nguyên liệu:

Chocolate trắng - 250grKem tươi - 100ml (whipping cream)Bơ nhạt - 15g (loại để làm bánh ấy chứ không phải loại bơ thường ăn đâu nhé)Đường - 25grBột trà xanh - 20gr

Hướng dẫn:

Bước 1: White chocolate băm nhỏ hoặc bào mỏng, bơ các bạn cũng làm tương tự nhé (mục đích là để chocolate và bơ tan nhanh hơn ở các bước sau ấy mà)Cách làm kem chocolate truffle vị trà xanh 1Bước 2: Cho kem tươi vào tô, đun cách thủy cho kem tươi nóng lên.Cách làm kem chocolate truffle vị trà xanh 2Bước 3: Khi kem tươi nóng, sủi lăn tăn (khoảng 80-90 độ C) thì mình cho 1/2 bột trà xanh vào, khuấy đềuCách làm kem chocolate truffle vị trà xanh 3 Rồi nhanh tay thêm chocolate đã bào mỏng vào khuấy đều cho tới khi chocolate tan chảy hoàn toàn và hòa quện thành hỗn hợp đồng nhất. Vì mình đã bào mỏng chocolate nên quá trình tan chảy sẽ rất nhanh nhé. Tiếp theo các bạn cho tiếp bơ và đường và rồi cũng khuấy đều cho tới lúc bơ và đường tan hết và được hỗn hợp đồng nhất.Cách làm kem chocolate truffle vị trà xanh 4Bước 4: Lót giấy nến và khuôn rồi đổ hỗn hợp chocolate vào, để khuân vào trong tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn nào hay làm bánh, có đồ nghề chuyên nghiệp có thể cho vào khuôn chuyên dụng, xịt một ít dung dịch chống dính (cái này mình không rõ ở VN có bán không) hoặc cũng lót giấy nến vào trước khi đổ khuôn để sau này lấy ra cho dễ nhé.Cách làm kem chocolate truffle vị trà xanh 5Bước 5: Rắc một ít bột trà xanh lên mặt phẳng sạch, lấy chocolate trong tủ lạnh ra, cầm hai đầu giấy nến nhấc chocolate truffle ra khỏi khuôn, úp lên mặt phẳng đã rắc sẵn bột trà xanh. Sau đó nhẹ nhàng bóc lớp giấy nến ra và rắc bột trà xanh lên trên và dùng doa cắt chocolate truffle thành các miếng nhỏ vừa ăn là mình đã hoàn thành món kem chocolate truffle vị trà xanh rồi đấy nhé

Print Friendly, PDF & Email

Cách làm chem chép xào dừa kiểu Thái thơm ngon

Nguyên liệu:

Chem chép - 1kgSốt cà ri xanh - 1 thìaNước cốt dừa - 250mlNước mắm - 2 thìaHúng quế - vài láRau mùi - 1 mớ

Hướng dẫn:

Bước 1: Chem chem rửa sạch, dùng mút rửa bát cọ sạch cát bẩn. Ngâm với nước gạo hoặc nước muối pha loãng cho chem chép nhả hết cát. Rửa lại cho sạch rồi vớt ra để ráo.Bước 2: Nấu chem chép xào dừa Cho khoảng 1/2 bát nước vào nồi, thêm sốt cà ri xanh của Thái vào.Chem chép xào dừa kiểu TháiThêm nước mắm vào, đảo đều cho sốt cà ri và nước mắm tan đều rồi đun sôi.Chem chép xào dừa kiểu TháiKhi nước sôi, cho chem chép đã làm sạch vào...Chem chép xào dừa kiểu TháiThêm nước cốt dừa vào, khuấy đều.Chem chép xào dừa kiểu TháiRồi đậy vung, đun với lửa lớn trong khoảng 5 phút cho chem chép chín.Chem chép xào dừa kiểu TháiSau khoảng 5 phút, chem chép chín sẽ mở miệng, các bạn rắc thêm rau mùi và húng cắt nhỏ vào, đảo đều rồi tắt bếp. Múc ra dùng nóng.

Print Friendly, PDF & Email

Cách nấu tôm kho tàu thơm ngon đưa cơm đến lạ

Nguyên liệu:

Tôm - 500grDừa tươi - 1 tráiHành lá - 1 nắmTỏi - 1 củDầu ăn - Vừa đủDầu điều - Vừa đủTiêu - Vừa đủĐường - Vừa đủ

Hướng dẫn:

1. Sơ chế nguyên liệu Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch,cắt khúc, phần đầu hành lá băm nhỏ, để riêng. Tôm rửa sạch, bóc vỏ để lại đuôi cho đẹp. Đầu tôm bỏ đi, lấy gạch ra để riêng. Chẻ lưng tôm rút bỏ chỉ đen. Ướp tôm với một ít tiêu, đầu hành trắng băm nhỏ, tỏi băm, bột canh, nước mắm, đường cho ngấm.2. Kho tôm Gạch tôm tán mịn, thêm chanh, đường, dầu ăn, tiêu, nước mắm và hạt nêm. Cho lên bếp hấp cách thủy, khuấy đều cho tới khi gạch tôm sền sệt lại. Cho tôm vào chảo dầu ăn, chiên sơ cho tôm săn lại chuyển sang màu hơi vàng thì gắp ra, để vào nồi kho. Sau đó, rưới gạch tôm đều lên trên, cho dầu điều để món kho có màu đẹp mắt, thêm vài lát ớt nếu thích ăn cay. Đổ thêm nước dừa vào đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa đun liu riu . Trong quá trình kho trở tôm cho tôm ngấm đều gia vị. Tiếp tục đun cho tới khi nước hơi sánh lại, chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt thì rắc hành lá và tiêu vào tắt bếp.3. Trình bày Gắp tôm ra đĩa sâu long, rưới nước kho đều lên tôm, có thể rắc thêm hành lá cắt nhỏ, tiêu và rau mùi cắt nhỏ cho đẹp mắt. Ăn nóng với cơm trắng.

Print Friendly, PDF & Email

Giải vây ĐBSCL khỏi nhiệt điện than: Đánh thuế carbon? - DVO

Quan tâm đến Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ vừa ban hành, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam) bày tỏ niềm vui khi trong Nghị quyết đã nói rõ rằng hạn chế phát triển nhiệt điện than và thay thế bằng năng lượng sạch.

Cụ thể, Nghị quyết của Chính phủ có ghi: Ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Hạn chế tối đa việc bổ sung các nhà máy nhiệt điện than mới vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL; từng bước chuyển đổi công nghệ đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện có theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Từ định hướng này, theo chuyên gia Ngô Đức Lâm, có thể hiểu rằng Việt Nam sẽ không phát triển các nhà máy nhiệt điện than nhiều hơn nữa tại ĐBSCL và tối đa sẽ là 14 nhà máy như nội dung trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.

"Về việc Quy hoạch Điện VII điều chỉnh có sửa nữa hay không thì theo quy định của pháp luật, bây giờ làm quy hoạch 10 năm nhưng sau 5 năm đã phải xem xét theo kế hoạch 1 lần, hoặc sửa tăng lên hoặc bớt đi. Vì thế, có thể đến năm 2020 sẽ xem xét lại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh. Tôi hy vọng mỗi năm giá điện gió và mặt trời sẽ giảm đi, cạnh tranh được với giá nhiệt điện than. Khi ấy, dẫu có muốn thì người ta cũng không làm nhiệt điện than nữa", ông Ngô Đức Lâm nói.

Giai vay DBSCL khoi nhiet dien than: Phai danh thue?
Hạn chế tối đa việc bổ sung các nhà máy nhiệt điện than mới vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL

Vị chuyên gia khẳng định, phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển chung của thế giới. Bằng chứng là tại hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 23 (COP 23) vừa qua, 20 nước gồm Canada, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Italy, New Zeland, Costa Rica, quốc đảo Fiji và khoảng 10 quốc gia khác đã quyết định không sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2030. Riêng nước Pháp sẽ đóng cửa hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than chỉ trong 3 năm nữa. 

"Đây là động lực thúc đẩy Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo. Còn như hiện nay, vẫn có một số người bảo thủ cho rằng phải phát triển nhiệt điện than, thậm chí nói không có con đường nào khác. Điều đó trái với xu hướng phát triển chung của thế giới", ông Lâm nhận xét.

Bản thân ông đã dành thời gian nghiên cứu về việc vì sao giá nhiệt điện than thấp hơn điện gió và điện mặt trời. Theo đó, các nước châu u đánh thuế carbon, tức thuế ô nhiễm môi trường do phát thải khí nhà kính đối với nhiệt điện than rất cao, thậm chí còn cao hơn so với thuế môi trường.

"Khi cộng thuế carbon vào thì giá nhiệt điện than so với giá điện gió, điện mặt trời là tương đương nhau. Do đó, các nước dễ phát triển điện gió, điện mặt trời.

Ở Việt Nam, tôi có hỏi Bộ TN-MT thì được biết, từ năm 2018, nước ta có khả năng phải nghiên cứu đánh thuế carbon chứ không chỉ thuế môi trường đối với nhiệt điện than.

Thuế carbon được các nước phát triển tính rất cao và nó hay ở chỗ: nhà nước lấy thuế đó không phát triển gì khác mà để giúp những nơi khó khăn phát triển năng lượng tái tạo.

Lãnh đạo nhiều nước khi sang thăm Việt Nam cũng đều hứa hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tài trợ của nước ngoài cho Việt Nam đã quy định không tài trợ cho phát triển nhiệt điện than.

Chính vì thế, xu thế phát triển năng lượng tái tạo là tất yếu và Việt Nam có thể làm được. Khi thuế carbon được áp dụng thì vai trò của nhiệt điện than sẽ thấp đi nhiều, lúc ấy không cần phong trào phản ứng gì người ta cũng hạn chế nhiệt điện than. Vì lẽ đó, chưa cần tới năm 2030, mà tới năm 2025, nhiều doanh nghiệp sẽ đổ xô vào làm năng lượng tái tạo. Điện gió, điện mặt trời khi ấy có thể cạnh tranh bình đẳng với nhiệt điện than, không cần Nhà nước hỗ trợ vẫn có khả năng phát triển ngang ngửa", ông Ngô Đức Lâm cho biết.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng đánh giá cao khả năng phát triển nhiệt điện khí của Việt Nam. Việt Nam đã hợp tác với Mỹ để khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh. Với trữ lượng của mỏ khí này, Việt Nam đủ sức phát triển 4 nhà máy nhiệt điện khí.

Khi nhiệt điện khí, điện gió và điện mặt trời phát triển được thì đương nhiên nhiệt điện than sẽ bớt đi.

"Dĩ nhiên là nhiệt điện than vẫn có nhưng nó không đóng vai trò chủ yếu và được ưu tiên nữa", ông Ngô Đức Lâm nhấn mạnh.

Thành Luân

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân: Định hình phát triển bền vững ĐBSCL - DVO

Báo Đất Việt xin giới thiệu bài viết của GS. TSKH . Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHKT nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI - về định hình phát triển bền vững ĐBSCL.

1. Hai sự chỉ đạo vẫn còn nguyên giá trị 

Trong quá trình triển khai Chương trình khoa học cấp nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long” (1983-1990), Ban Chủ nhiệm Chương trình đã nhận được sự chỉ đạo sát sao.

Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp luôn căn dặn: ĐBSCL là một vùng đất đầy tiềm năng nhưng là một châu thổ trẻ, rất mẫn cảm với mọi tác động lên nó. Cần phải theo dõi đồng bằng một cách khách quan và khoa học. Chương trình cần xem xét cơ sở khoa học của các quyết định khai thác ĐBSCL.

Với tầm nhìn chiến lược của Đại tướng, tôi hiểu rằng các tác động lên đồng bằng là các tác động tại chỗ và từ xa, từ thượng nguồn và từ biển, cần được tiếp cận theo quan điểm hệ thống và động. Có nghĩa là hậu quả của các tác động cần được đánh giá toàn diện, trong không gian và theo thời gian.

Từ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt: Chương trình phải nói cho được trên mỗi vùng đất của đồng bằng, chúng ta có thể khai thác như thế nào, với những điều kiện gì. Chương trình phải gắn với các tỉnh. Nghiệm thu tại cơ sở, được kiểm nghiệm trên hiện trường, kết quả sẽ trực tiếp đi vào cuộc sống.

Tôi hiểu qua lời căn dặn rằng công tác tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội là cần thiết để “hiểu” được thực tế. Mọi quyết định khai thác đồng bằng luôn có hai mặt, Chương trình phải chỉ ra các điều kiện gì để mặt thuận hơn hẳn mặt nghịch, tổng hợp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, trước mắt và lâu dài, để lãnh đạo có cơ sở cân nhắc, quyết định.

Thật là may mắn cho Chương trình đã nhận được hai ý kiến chỉ đạo ở hai đầu của lộ trình đi từ điều tra nghiên cứu khoa học đến phục vụ sản xuất và đời sống, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Xin được chia sẻ với những ai quan tâm đến sự phát triển bền vững vùng đất này của Tổ quốc.

2. Các thách thức mà ĐBSCL đang và sẽ phải đối diện

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và thách thức từ chính hoạt động của con người tại đồng bằng (1).

+ Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế.

Theo dự báo toàn cầu, nhiệt độ trung bình của khí quyển sẽ tăng; các tình huống cực đoan sẽ diễn ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài và cường độ ngày càng mạnh. Bão trong vùng cận xích đạo sẽ nhiều hơn. Mực nước biển dâng uy hiếp các vùng ven biển và các châu thổ, trong đó châu thổ sông Mekong là một trong ba địa bàn bị đe doa nhất. ĐBSCL phải đối đầu với ngập, lún chìm, bờ biển bị xâm thực, và mặn theo triều xâm ngày càng nhập sâu vào nội đồng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố “Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” năm 2009 và cập nhật vào các năm 2012 và 2016.

Lượng mưa trung bình, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng. Có một sự phân hóa khá rõ về nhiệt độ cũng như về lượng mưa giữa các mùa Đông, Xuân, Hè, Thu. Nước biển sẽ dâng, vào năm 2100, theo dự báo năm 2016 từ 53 đến 73 cm.

Trong bối cảnh bị đe dọa như vậy, thách thức từ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế buộc nền kinh tế đồng bằng phải có sức cạnh tranh cao hơn và phải có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu trong khi nền kinh tế thế giới hàm chứa những yếu tố bất ổn không lường trước được. Thách thức này tuy gián tiếp nhưng áp lực của nó lên sản xuất và khai thác tài nguyên rất lớn và cụ thể.

+ Thách thức khu vực đó là việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, trong đó có việc chuyển nước Mekong sang lưu vực sông khác, và nhất là việc khai thác thủy điện trên dòng chính sông Mekong từ cao nguyên Tây tạng trở xuống, trong khi nhu cầu về nước ngày càng tăng trước sức ép gia tăng dân số và phát triển nông nghiệp.

Theo Ủy hội sông Mekong (2009), 6 đập thủy điện của Trung Quốc, 11 đập ở hạ lưu vực, 30 đập trên các chi lưu sẽ tích lại một lượng nước của sông Mekong vào năm 2030 là 65,5 tỷ m3 trong khi nhu cầu về nước trong hạ lưu vực vào năm này sẽ tăng 50% so với năm 2000.

Với các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mekong phần lãnh thổ Trung Quốc lượng trầm tích của sông Mekong ước tính sẽ bị các đập này giữ lại vào khoảng từ ⅓ đến ½ của tổng lượng trầm tích bình quân chảy về châu thổ (2) . Với 11 đập thủy điện dự kiến sẽ xây dựng trên dòng chính trên hạ lưu vực, chỉ còn khoảng ¼ lượng trầm tích sẽ được tải về đồng bằng.

+ Thách thức tại địa bàn, ngoài việc mất rừng ngập mặn và rừng tràm, còn đến từ khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt trầm tích; từ khai thác quá mức nước ngầm làm mặt đất sụt lún; từ phát triển nông nghiệp vẫn thiên về số lượng hơn chất lượng dẫn đến tài nguyên đất bị kiệt quệ, tài nguyên nước bị lãng phí, trong khi thu nhập bình quân đầu người ở đồng bằng thấp hơn bình quân cả nước và không ngừng đi xuống từ năm 2000 đến nay.

Thách thức tại địa bàn còn đến từ khâu quản lý nhà nước, thừa chồng chéo nhưng thiếu phối hợp; chậm ban hành một cơ chế phát triển vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả vùng; thiếu các chính sách tạo nên sự liên kết chuỗi nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của đồng bằng.

Việt Nam không cần xây thêm nhà máy điện than mới - DVO

So với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, Bản thiết kế cho tương lai năng lượng sạch Việt Nam do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) công bố gần đây đề xuất, đến năm 2030 tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8%; và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%.

Với việc thay đổi cơ cấu nguồn điện như đề xuất trên, GreenID tin rằng, sau năm 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng thêm các nhà máy điện than mới mà vẫn đảm bảo được hệ thống năng lượng an toàn và khả thi về kinh tế.

Bản thiết kế của GreenID chỉ ra 6 lợi ích quan trọng mang lại cho Việt Nam khi giảm điện than gồm: Tăng cường an ninh năng lượng do giảm tỷ lệ nhập khẩu than. Tránh được việc phải xây dựng thêm khoảng 30.000 MW nhiệt điện than vào năm 2030, tương đương khoảng 25 nhà máy điện than. Giảm được áp lực phải huy động 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than này. Tránh được việc đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm tương ứng với 7 tỷ USD/năm cho việc nhập khẩu than. Giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2/năm so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đưa Việt Nam theo đúng với mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước. Ước tính kịch bản này sẽ giúp tránh được khoảng 7.600 ca tử vong sớm hằng năm vào năm 2030 so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.

`Viet Nam khong can xay them nha may dien than moi`
Thay thế nhiệt điện than bằng năng lượng tái tạo là việc làm cần thiết.

Theo ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc GreenID, hiện tại, giá nhiệt điện than rẻ hơn năng lượng tái tạo do chưa bao gồm chi phí ngoại biên, tức chi phí được xác định dựa trên ước tính chi phí phát sinh đối với xã hội và môi trường do chất ô nhiễm từ việc phát điện gây ra. Các chất gây ô nhiễm được xem xét chủ yếu là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx) và dioxit cacbon (CO2).

"Thực tế, đây là chi phí có thực mà người dân và chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu chứ không phải là nhà đầu tư. Nếu xem xét chi phí này, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than. Thậm chí nếu năng lượng tái tạo có giá thành sản xuất cao thì giá này vẫn chỉ bằng giá năng lượng hóa thạch khi xét đến chi phí ngoại biên", ông Trần Đình Sính khẳng định.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí cho vấn đề sức khỏe và môi trường nếu tiếp tục phát triển các nhà máy nhiệt điện than theo Quy hoạch Điện VII hiện nay có thể lên tới 15 tỷ USD vào năm 2030. Tính toán này dựa vào điện lượng từ nhiệt điện đốt than vào năm 2030 là 311 TWh.

Cũng theo IMF, chi phí xã hội và môi trường ở Việt Nam lên tới 2,26 USD/GJ (tương đương với 8,07 đô la Mỹ/1MWh) đối với than, 0,12 USD/GJ cho khí đốt tự nhiên và CO2 được định giá ở mức 35 USD/tấn.

Ông Trần Đình Sính cho rằng, việc thay đổi cơ cấu nguồn điện, trong đó giảm tỷ trọng nhiệt điện than, tăng tỷ trọng nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo giúp Việt Nam lợi đủ đường và phương án này hoàn toàn khả thi.

Đối với nhiệt điện khí, cũng giống như than, Việt Nam có nguồn khí đốttrong nước, nhưng trữ lượng nhiên liệu này là hữu hạn. Dần dần các nhà máy nhiệtđiện khí sẽ phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Tuy nhiên, so với nhập khẩu than thì nhập khẩu khí đốt có lợi hơn khối lượng nhập khẩu khí chỉ bằng 1/3 so với than.

"Chẳng hạn như nhiệt điện Long An, chúng tôi ước tính nếu nhập than thì mỗi ngày phải cần đến 30.000 tấn, nhưng nếu nhập khí thì chỉ cần 10.000 tấn/ngày. Hơn nữa, với nhiệt điện Long An, một khi có nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư nếu sử dụng công nghệ khí hóa lỏng tức là họ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn khí đốt cho nhà máy", ông Sính nói.

Đối với dạng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển. Phần lớn tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác. Chỉ 2.503 MW năng lượng tái tạo được khai thác cho đến năm 2015 so với tổng tiềm năng kỹ thuật là 329.708 MW. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió đứng đầu với tiềm năng kỹ thuật lần lượt là 339.600 MW và 26.760 MW.

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời thường được cho là dạng năng lượng không ổn định do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết được bằng hệ thống lưu trữ năng lượng, ví dụ như thủy điện tích năng, giúp lưu trữ khi thừa điện và phát vào lưới khi thiếu. Những hệ thống lưu trữ điện như vậy nâng cao độ tin cậy của hệ thống và giảm tình trạng mất điện.

Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đã quy hoạch 3 nhà máy thủy điện tích năng trong đó một ở miền Trung, một ở Tây Nguyên và một ở miền Bắc. Ngay cả khi không có hệ thống lưu trữ, điện mặt trời vẫn có thể đóng góp rất lớn cho lưới điện vào những khung giờ cao điểm, trong đó một nửa số giờ có bức xạ mặt trời ở mức cao nhất, vị chuyên gia cho biết.

Trở lại với các nhà máy nhiệt điện than, Phó Giám đốc GreenID lưu ý thêm, bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành một nước phụ thuộc nhập khẩu với mức nhập tịnh là 5%. Nhập khẩu ròng than và dầu là nguyên nhân chính của tình hình này. Việc nhập khẩu than sẽ tiếp tục tăng vì theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh lượng than cần cho các nhà máy điện đến năm 2030 dự kiến tăng gần gấp đôi. Hầu hết các dự án nhiệt điện than BOT bắt đầu thi công từ năm 2015 đều phải dùng than nhập khẩu.

Cách làm kem chuối ngon siêu tốc chống nóng cho ngày hè

Thời gian thực hiện5 phútThời gian chuẩn bị:5 phút

Nguyên liệu:

Chuối - 6 quảDừa nạo - 250gr (hoặc nước cốt dừa)Bột năng - 20grLạc - 50grĐường - 50gr

Hướng dẫn:

Bước 1:Làm nước cốt dừa cho món kem chuối Lấy khoảng 200gr dừa nạo xay với 250ml nước, lọc và bóp lấy nước cốt. Cho đường vào khuấy tan rồi cho lên bếp đun với lửa nhỏ. Bột năng hòa với một chút nước rồi đổ vào nồi nước cốt dừa, vừa cho bột năng vừa khuấy đều tay cho khỏi bị vón cục cho tới khi được hỗn hợp sền sệt. Đun sôi rồi tắt bếp. Để nguộiBước 2:  Bóc vỏ chuối, cho từng quả chuối vào túi ni lông. Bạn có thể dùng túi ni lông sạch hoặc túi zipper hoặc màng bọc thực phẩm cũng được nhé.Cách làm kem chuối ngon Sau đó dùng vật nặng (thớt, đĩa, hoặc dao sạch) ép cho chuối dẹp xuống.Cách làm kem chuối ngon Các bạn có thể cắt đôi miếng chuối ra cho vừa ănCách làm kem chuối ngon Tiếp theo, phủ nước cốt dừa chuẩn bị ở bước 1 lên cả hai mặt của miếng chuốiCách làm kem chuối ngon Sau đó rắc lạc rang giã nhỏ và dừa nạo lên trên...Cách làm kem chuối ngon Sau đó dùng túi ni lông/zipper hoặc màng bọc thực phẩm gói lại, để trong tủ đá cấp đông. Sau khoảng vài tiếng là bạn đã có món kem chuối ngọt mát theo công thức làm kem đơn giản của Sổ Tay Nấu Ăn rồi nhéCách làm kem chuối ngon

Print Friendly, PDF & Email

Cách làm bánh dừa nướng thơm ngon (coconut pie)

Nguyên liệu:

Trứng - 3 quảĐường - 180grDừa nạo - 200grBơ - 1 thanhGiấm trắng - 15mlVani - 5mlMuối - 1 nhúm nhỏVỏ bánh pie - 1 chiếc

Hướng dẫn:

Bước 1: Cho đường, bơ chảy, trứng, vani và giấm trắng vào tô.

cách làm bánh dừa nướng (coconut pie)

Thêm một nhúm muối và dừa nạo nhỏ vào

cách làm bánh dừa nướng (coconut pie)

Dùng thìa trộn các nguyên liệu cho đều.

cách làm bánh dừa nướng (coconut pie)

Bước 2: Cho vỏ bánh pie vào khuôn, rồi đổ hỗn hợp trứng, dừa vào trong lòng bánh.

cách làm bánh dừa nướng (coconut pie)

Bước 3: Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C cho tới khi mặt bánh chuyển sang màu vàng nâu (sẽ mất khoảng 1 tiếng nhé). Lấy bánh ra, để nguội

Print Friendly, PDF & Email

Thịt bò xào khoai tây thơm ngon cho bữa tối

Nguyên liệu:

Thịt bò - 200grKhoai tây - 300grCà chua - 1 quảTương cà chua - 1 thìaRau cần tây - 2 câyTỏi - 1 củHạt nêm - Vừa đủSốt mayonnaise - Vừa đủNước mắm - Vừa đủDầu ăn - Vừa đủTiêu - Vừa đủ

Hướng dẫn:

1. Sơ chế nguyên liệu: Khoai tây rửa sạch, bổ múi cau như múi cà chua rồi ướp với 1/4 thìa bột canh, và một ít hạt tiêu. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn, rồi ướp thịt bò với 1/2 chỗ tỏi băm, tiêu, hạt nêm, và bột canh cho vừa ăn. Thêm 1 thìa sốt mayonnaise rồi trộn đều. Để riêng cho ngấm. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau (chia quả cà chua làm 4-6 phần, tùy kích thước quả nhé). Cần tây bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc.2. Nấu bò xào khoai tây. Sau khi sơ chế các nguyên liệu xong, trong thời gian chờ thịt bò ngấm, các bạn cho khoai tây vào lò vi sóng, thêm 1 chút nước vào bát hoặc đĩa đựng khoai tây, quay khoảng 8-10 phút với công suất cao nhất cho khoai chín. Nếu không có lò vi sóng, các bạn cho khoai lên hấp cách thủy cho vừa chín tới là được nhé. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho khoai tây vào áp chảo cho khoai có màu vàng nâu đẹp mắt rồi gắp ra đĩa, để riêng. Thêm một chút dầu ăn vào chảo (nếu thấy cần thiết), cho chỗ tỏi băm còn lại vào phi thơm rồi cho thịt bò vào đảo đều, thêm cà chua và khoai tây, sau đó nêm nếm món xào với 1 thìa tương cà chua, 1 thìa nước mắm, và 1-2 thìa sốt mayonnaise đảo đều. Sau đó cho cần tây đã cắt khúc vào đảo đều rồi tắt bếp3. Trình bày món ăn Xếp khoai tây và cà chua xen kẽ nhau quanh đĩa, cho thịt bò và rau cần tây vào giữa đĩa cho đẹp mắt. Dùng nóng với cơm trắng rất ngon

Print Friendly, PDF & Email

Chuỗi “ngọc trai” khổng lồ lơ lửng trên vũ trụ - DVO

Những " chuỗi ngọc trai" khổng lồ

Bức ảnh được chụp vào ngày 24 tháng 10 khi máy dò JUNO của NASA đang ở trên đỉnh của những đám mây trên hành tinh, tương đương với độ cao 33,115km. Nghiên cứu cũng cho thấy, những đám mây này di chuyển với tốc độ khoảng 129.000 dặm/giờ ( khoảng 60km/s).

Theo đó, chuỗi ngọc trai này chính là tám cơn bão lớn đang quay trên sao Mộc, nằm ở khoảng vĩ độ 40 về phía Nam.

Chuoi “ngoc trai” khong lo lo lung tren vu tru
Chuỗi ngọc trai được tạo thành từ tám cơn bão lớn

Đây chỉ là một trong số những bức ảnh đẹp, thần bí mà NASA đã tiết lộ, cho thấy một cái nhìn cận cảnh về những viên ngọc trai, gần giống với bức tranh nổi tiếng của Van Gogh, the Starry night.

Sự thật về các đường xoắn xoáy trong bức ảnh là những cơn lốc xoáy trên hành tinh, và các hạt oval trắng hình ‘ngọc trai’ là những cơn bão lớn. NASA đã mô tả chúng như là “ những cơn bão xoay ngược chiều kim đồng hồ xuất hiện dưới dạng những quả trứng trắng”.

Chuoi “ngoc trai” khong lo lo lung tren vu tru
Tàu JUNO trên vũ trụ

Theo Daily Mail, không có một tàu vũ trụ nào trước đây có thể quay xung quanh sao Mộc. Do đó, để có thể hoàn thành sứ mệnh nguy hiểm này, trong thời gian tới máy dò JUNO sẽ phải sống sót qua một cơn bão bức xạ điện từ của Mộc tinh.

Vì vậy, tàu vũ trụ JUNO đã được bảo vệ bằng hệ thống dây điện cảm ứng đặc biệt và có che chắn cảm biến. Bên cạnh đó, một bộ phận quan trọng là máy bay của JUNO sẽ được đặt trong một bộ phận khác được thiết kế bằng Titan và nặng gần 400 pounds (172kg).

Anh Sa

Nhà khoa học Trung Quốc giới thiệu vật liệu mới hút kim loại độc trong môi trường - DVO

Tạp chí Agriculture and Food Chemistry mới đây đã đăng tải một nghiên cứu về hỗn hợp vật liệu mới có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng từ phân bón hữu cơ, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đây là công trình nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì (thuộc Hội Khoa học Trung Quốc) phát triển.

Vat lieu moi co the
Minh họa cơ chế hấp thụ ion kim loại nặng của chất liệu siêu nhỏ mới.

Vật liệu tổng hợp này được lấy từ đất sét và than củi, có thể hút thạch tín và ion đồng từ phân bón với hiệu suất cao, giảm bớt nguy cơ phát tán các ion kim loại nặng này trong môi trường.

Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu nanocomposite này  gồm Sô-đa khan (Na2CO3), biosilica (BioSi) và Attapulgite (Attp), theo tỉ lệ: Na2CO3 : BioSi: Attp = 3: 1: 2.

Từ đó, chúng tạo thành một cấu trúc nano xốp có lỗ rỗng và dễ dàng lấy đi các ion kim loại nặng trong phân bón hữu cơ qua hấp thụ và phản ứng hóa học.

Loại nanocomposite này có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, đồng thời làm giảm đáng kể sự hấp thu các ion asen và đồng vào trong hoa màu.

Thí nghiệm của nhóm nhà khoa học cho thấy, vật liệu này có thể còn làm tăng độ pH của đất nhiều axit và từ đó tạo điều kiện cho cây trồng được phát triển tốt hơn.

Thức ăn chăn nuôi gia súc thường được thêm các phụ gia thực phẩm chứa ion kim loại nặng như asen, đồng...

Kim loại nặng ở trong cỏ khô làm thức ăn cho gia súc khiến cho phân xanh thu được có hàm lượng ion kim loại nặng khá cao. Sau khi sử dụng chúng làm phân bón hữu cơ, các ion kim loại nặng này tiếp tục đẩy ra môi trường, len lỏi vào nguồn nước và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Triển vọng sử dụng chất liệu này là rất lớn bởi hiện nay, môi trường đang bị ảnh hưởng rất nặng nề từ các kim loại nặng từ phát triển công nghiệp hóa chất và chất thải công nghiệp chưa qua xử lý.

Trưởng nhóm nghiên cứu Wu Zhengyan cho biết đây là chất liệu thân thiện với môi trường, dễ chế tạo và chi phí hợp lý, là giải pháp cho vấn đề nan giải cố hữu trong ngành chăn nuôi gia súc và phân bón.

Cúc Phương