Thông tấn TASS của Nga thông tin, tàu tên lửa mang tên Soyuz 2.1b đã được phóng thành công từ sân bay vũ trụ mới ở Siberia hôm 28/11 đã gặp trục trặc, có thể mang 19 vệ tinh bên trong đi sai quỹ đạo và nhiều khả năng sẽ rơi xuống Đại Tây Dương.
Cụ thể, sau khi được phóng thành công từ bệ phóng thuộc sân bay vũ trụ mới ở Viễn Đông, tàu tên lửa Soyuz 2.1b mới chỉ hoàn thành giai đoạn đầu tiên, khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2, nó bắt đầu gặp trục trặc.
Tàu tên lửa Nga Soyuz 2.1b gặp lỗi vì nhân viên nhầm định vị, phóng tại Viễn Đông hồi ngày 28/11. |
Công ty vũ trụ Nga Roscosmos cho biết họ không thể liên lạc với thiết bị vệ tinh chính của tàu tên lửa là Meteor-M No .2-1, bởi vì nó không nằm trong quỹ đạo dự kiến theo lập trình.
Không chỉ vệ tinh thời tiết Meteor-M No .2-1, mà 18 thiế bị vệ tinh khác được gửi kèm trên Soyuz-2 (là các thiết bị của nhiều quốc gia gồm Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển và Na Uy) cũng có nguy cơ chịu chung số phận.
Thông tấn TASS dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp tên lửa vũ trụ cho hay, trục trặc kỹ thuật là do lỗi từ thiết bị GLONASS có chức năng nâng cao độ chính xác của quỹ đạo quỹ đạo không gian dựa trên các tín hiệu GLONASS và GPS.
"Theo những phát hiện ban đầu, có một lỗ hổng kỹ thuật trong thiết bị định vị vệ tinh. Thiết bị mang tên Fregat được lắp đặt vào trong hệ thống định vị nhằm tăng cường hoạt động dựa trên các tín hiệu GLONASS và GPS" - nguồn tin thông tin với TASS.
Kết quả là, sự gia tăng hoạt động của Fregat không hiệu quả khiến tên lửa Soyuz-2 mang theo vệ tinh thời tiết Meteor-M No .2-1 có nguy cơ lạc ra khỏi quỹ đạo định sẵn, rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất và điểm rơi có thể là Đại Tây Dương.
Thiết bị Fregat khiến tên lửa Nga gặp trục trặc có nguy cơ rơi xuống Đại Tây Dương. |
Còn Daily Mail hôm 3/12 lại cho biết, mới nổi lên thông tin nói rằng dường như sự cố xảy ra từ việc các nhà khoa học Nga đã quên lập trình để tên lửa biết được rằng nó được phóng đi từ Nga chứ không phải từ địa điểm thử nghiệm Kazakhstan.
Điều này khiến tên lửa xác định các vị trí cần thả vệ tinh bị sai lệnh và bản thân nó cũng sai hướng.
Sau khi phóng thành công giai đoạn đầu, tàu tên lửa Soyuz 2.1b được tách khỏi thiết bị tăng tốc sau khi bay được 2 phút.
Giai đoạn 2, tên lửa tự bay bằng hệ thống năng lượng của nó cho tới khi tiếp tục tháo rời cục năng lượng này trong khoảng 2 phút 30 giây nữa.
Đến giai đoạn 3, tên lửa sẽ bắt đầu đi vào quỹ đạo của vệ tinh Meteor-M.
Song Soyuz-2.1b lần này chưa thực sự thành công và đã gây ra mối lo ngại ở Đại Tây Dương.
Cả Roscosmos lẫn Glavkosmos, công ty sắp xếp việc triển khai 18 vệ tinh trung gian trên đã cập nhật thông tin, khẳng định vụ phóng tên lửa thất bại.
Các khách hàng của 18 vệ tinh mà tàu tên lửa Nga mang theo hiện đã mất tín hiệu đang cố gắng kiềm chế về sự thất bại của vụ phóng.
Nick Allain, người phát ngôn của Công ty Spire - có 10/18 vệ tinh nằm trên chiếc tàu Soyuz, nói với SpaceNews rằng, công ty này sẽ không bình luận về sự thành công của vụ phóng cho đến khi các quan chức Nga "hoàn thành cuộc điều tra của họ".
Song Spire có kế hoạch giảm thiểu rủi ro xảy ra với vệ tinh của mình sau sự cố của tàu tên lửa Nga.
"Spire có một chiến lược khởi động đa dạng hòa nhằm giảm thiểu tác động của sự thất bại kiểu như thế này" - vị đại diện cho hay.
Nhà khai thác vệ tinh Telesat của Canada, có một vệ tinh nguyên mẫu trên tàu tên lửa Soyuz-2 là LEO chỉ cho biết ngắn gọn rằng: "Telesat đã nhận được thông báo rằng con tàu tên lửa Soyuz 2 mang theo 19 vệ tinh đi vào quỹ đạo, gồm cả LEO của Telesat, đã thất bại".
Vệ tinh này là một trong hai lệnh của Telesat nhằm mô tả chòm sao băng rộng có quỹ đạo của Trái Đất. Vệ tinh bị mất trên Soyuz được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu Không gian vũ trụ Vũ trụ của Đại học Toronto phối hợp với Space Systems Loral.
Dù thất bại của LEO tới từ chuyến bay mang lỗi lầm của Nga, công ty này khẳng định sẽ làm lại vệ tinh này.
Nga vẫn phóng tên lửa Soyuz-2 sau thất bại chưa đến 1 tuần
Sai lầm của tàu tên lửa Soyuz-2.1b được phóng hôm 28/11 không khiến Nga dừng việc phóng một tên lửa khác, mang theo các sứ mệnh đưa vệ tinh đi vào quỹ đạo.
Sứ mệnh của Soyuz-2.1b được thực hiện vào lúc 5:43 sáng ngày 2/12, mang theo vệ tinh báo hiệu điện tử Lotos-S1 (ELINT) giúp đưa nó vào quỹ đạo.
Vụ phóng thành công và sau khi đi vào quỹ đạo, vệ tinh mới đã được nhận tên chính thức là Kosmos 2524.
Để tránh xảy ra sai sót như vụ phóng tàu tên lửa hôm 28/11, vụ phóng tàu Soyuz-2.1b mới đây không mang theo thiết bị tăng cường Fregat.
Nga phóng một con tàu tên lửa Soyuz-2 mang theo vệ tinh của nhiều quốc gia. |
Chuyến bay hôm thứ bảy được điều khiển bởi hệ thống điều khiển tự động trên mặt đất do Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Không gian Nga, Trung tướng Alexander Golovko, phụ trách việc điều hành tên lửa.
Nói về quyết định được phóng tên lửa ngay sau vụ sự cố, văn phòng báo chí của Roscosmos tuyên bố hôm thứ Sáu rằng: "Ủy ban tai nạn đã quyết định cho phép tàu sân bay Soyuz 2 ra mắt theo lộ trình được chấp thuận trước đó".
Nhiệm vụ của tàu tên lửa Soyuz-2.1b được lên kế hoạch ban đầu vào ngày 25/10 nhưng đã được hoãn lại cho đến giữa tháng 11 và sau đó, một lần nữa, đến ngày 2/12 mới được thực hiện do các vấn đề về tải trọng.
Clip tàu tên lửa Nga phóng từ Sân bay vũ trụ ở Viễn Đông
Ngọc Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét