Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Nông dân khó đăng ký bản quyền sáng chế: Không phải thế! - DVO

Sở KH-CN rất quan tâm, hỗ trợ dân về thủ tục 

Nổi tiếng với những sáng chế máy móc giúp nông dân bớt cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, anh Phạm Văn Hát (35 tuổi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) được nhiều người dân tôn vinh. Thế nhưng, khi trao đổi với Đất Việt, anh lại không khỏi buồn rầu khi việc đăng ký bản quyền sáng chế cho các sản phẩm của anh ở Việt Nam vẫn rất khó khăn.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 27/9, ông Nguyễn Văn Vóc - Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương cho biết: "Đăng ký bản quyền sáng chế qua Sở không có gì khó khăn, cứ làm đúng thủ tục, đến đây chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình.

Chỉ có điều cái gì đã là bí quyết mà công bố cho xã hội biết trước khi đăng ký thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ không chấp nhận, đăng ký sẽ rất khó khăn, nghĩa là khi vừa sáng chế ra phải đi đăng ký ngay, thay vì mang ngay đi bán ra thị trường.

Bình thường cứ có bản vẽ rồi mang lên đăng ký bản vẽ, sau đó chúng tôi sẽ tra cứu, xem có trùng lặp sáng chế với ở đâu không, sau đó chấp nhận đơn. Sau đó, Sở sẽ mất một khoảng thời gian cụ thể cấp giấy chứng nhận, rồi mời nông dân lên để hoàn thiện".

Nong dan kho dang ky ban quyen sang che: Khong phai the!

Anh Phạm Văn Hát người sáng chế ra máy gieo hạt

Bên cạnh đó, theo ông Vóc, người dân không thể nói không biết thủ tục để đăng ký bản quyền sáng chế, bởi vì, khi làm việc với Sở, Sở cũng đã hướng dẫn nhiều lần.  

"Còn nếu dân không biết chữ, biết vẽ thì phải nhờ người khác vẽ cho, việc này vô cùng đơn giản, không cần vẽ đẹp mà chỉ cần đủ để mô tả được hình thù sản phẩm cần đăng ký bản quyền.

Riêng với Sở KH-CN tỉnh Hải Dương, vẫn thường xuyên đưa các nhà sáng chế của tỉnh đi dự các triển lãm ở nhiều địa phương, thậm chí còn thuê ô tô chở các sản phẩm đi theo, hỗ trợ tiền ăn ở đi lại cho các nhà sáng chế.

Đây chính là các việc làm nhằm khuyến khích, động viên các nhà sáng chế đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp của địa phương", ông Vóc cho biết thêm.

Cái khó của người nông dân

Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, bà Đoàn Thị Định - đại diện Công ty Luật sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageles cho biết: "Đối với bất kỳ đối tượng nào nếu muốn đăng ký bản quyền sáng chế đều phải tiến hành thủ tục đăng ký.

Hơn nữa, trước khi đăng ký thì phải kiểm tra, xem đối tượng có đảm bảo các tiêu chí yêu cầu để bảo hộ đăng ký bản quyền sáng chế, tất cả đều được quy định rõ trong Luật.

Cụ thể như người nông dân sáng chế ra máy gieo hạt giống mà muốn đăng ký bản quyền thì phải đăng ký lên Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trực thuộc Bộ KH-CN. Hồ sơ đăng ký cần rất nhiều giấy tờ mà kể cả về mặt quy định tài liệu và nội dung viết rất đặc trưng.

Việc đăng ký bản quyền sáng chế là phần khó nhất trong các đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, rất đặc thù, các doanh nghiệp, đơn vị hầu như đều cần có luật sư chuyên môn hỗ trợ viết bản mô tả sản phẩm.

Để thấy kể cả người được học cũng rất khó làm, vì nó quá chuyên môn. Thêm nữa là cách viết làm sao vẫn đăng ký được mà bộc lộ ít nhất đối tượng của mình, phải giữ bí quyết".

Mặt khác, theo bà Định, người nông dân hay doanh nghiệp đều có rất nhiều sáng kiến đi từ khó khăn trong sản xuất lao động, họ đưa ra các sáng kiến, giải pháp trước tiên là giúp cho mình, rồi bà con họ hàng.

Tuy nhiên vì nó tương thích với trình độ phát triển kinh tế Việt Nam, cho nên tính mới, tính sáng tạo chưa được cao, do trên thế giới đã tìm ra rồi, nên việc đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhiều lúc chưa đáp ứng.

Thêm nữa hạn chế về mặt pháp lý, cũng như về mặt chi phí, đó là các khó khăn người nông dân gặp phải. Chi phí đăng ký phụ thuộc vào số trang mô tả, yêu cầu bảo hộ đối với đối tượng đó.

"Đặc biệt, thường là người nông dân khi sáng chế ra sẽ bán ngay lập tức, mà khi đã bán thì sẽ mất tính mới, là một trong những điều kiện, công bố sử dụng rộng rãi thì không đăng ký bản quyền sáng chế được", bà Định chỉ rõ thêm.

Clip máy gieo hạt của anh Phạm Văn Hát:

Châu An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét